Hệ thống kiến thức về các loại Content Marketing đỉnh cao đang chờ đợi bạn. Bổ sung ngay kiến thức để làm chủ nghề Marketing nhé!
Nội dung bài viết
Tổng hợp các loại Content Marketing đỉnh cao cho Writer và Marketer
PR – Quảng cáo đang là một lĩnh vực HOT và có tiềm năng phát triển lớn trong những năm gần đây. Không khó để nhận thấy cơ hội nghề nghiệp cho nhóm ngành này rất cao. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa đáp ứng đủ kiến thức và kỹ năng.
Bài viết này sẽ tổng hợp có hệ thống các loại Content Marketing đỉnh cao để bạn có nhận thức toàn diện hơn về Content Marketing. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch học tập và rèn luyện bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhé.
1. Định nghĩa các loại Content Marketing cần biết
Trong Marketing, có rất nhiều từ chuyên môn mà bạn cần nắm rõ. Chúng tôi đã tổng hợp những từ thông dụng nhất để các có thể hiểu sơ lược về Content Marketing. Chúng ta cùng đến với định nghĩa đầu tiên:
1.1. Content
Content được hiểu là nội dung, là thuật ngữ phổ biến trong đời sống hàng ngày. Bạn đọc một bài báo, xem một bộ phim, nghe một bản nhạc,.. tất cả đều được gọi chung là nội dung.
Đọc ngay: Content là gì? 3 cách học nghề content cho người mới bắt đầu
Nội dung này sẽ làm sáng tỏ về một sự việc, hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.
1.2. Visual Content
Visual dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Thị giác”. Từ đó, ta hiểu Visual Content là những nội dung tác động mạnh mẽ lên thị giác người đọc. Tác động này đến từ: màu sắc, bố cục của hình ảnh, âm thanh hay bài viết của bạn.
Visual Content khi tác động đến khách hàng sẽ khiến họ thấy choáng ngợp, trầm trồ và dồn hết sự chú ý vào nó. Những bài viết dài dòng, hình ảnh nhạt nhòa sẽ không kích thích được khách hàng. Do vậy, Visual Content ra đời để khắc phục nhược điểm này của Content truyền thống.
Tại sao Visual Content lại có sức hút mạnh mẽ với người đọc? Tham khảo thêm
1.3. Content Marketing
Content là một phần cực kỳ quan trọng và không thể tách rời khỏi Marketing. Mục đích là sản xuất ra nội dung để quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm.
Nội dung này có nhiệm vụ mang thông tin có giá trị đến với người dùng. Content được đánh giá là thành công khi nó xuất sắc truyền tải thông điệp, sản phẩm đến đúng đối tượng, insight khách hàng.
Bạn cần thêm thông tin hãy đọc ngay bài: Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm triển vọng trong thời kỳ 4.0
1.4. Content Direction
Content Direction chính là bước định hướng để triển khai, xây dựng nội dung trong một khoảng thời gian cụ thể. Nội dung này phải toàn diện, được triển khai đều đặn trong suốt khoảng thời gian đã hoạch định.
Đây là một công việc rất quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp chủ quan lại bỏ qua. Giống như xây một ngôi nhà, Content Direction được ví như nền móng của nhà. Cái nền đó làm sơ sài vẫn dựng nhà được, nhưng sẽ dễ đổ, dễ gặp trục trặc và không vận hành được lâu dài.
1.5. Content Pillar
Content Pillar chính là bài viết chính, trang trụ cột cho một cụm từ khóa hay chủ đề trên blog/website đó. Pillar Content có nội dung báo quát rộng cho cả cụm từ khóa/ chủ đề. Nó có sức mạnh nhất và giữ vai trò rất quan trọng.
Pillar Content có tác dụng tổng hợp mọi thông tin chính của chủ đề/cụm từ khóa. Từ đó đi các đường link – chia sẻ sức mạnh đến cái bài viết có độ bao quát nhỏ hơn. Đưa cho người đọc góc nhìn hệ thống để họ tìm hiểu từ từ vào các ý nhỏ hơn. Nếu để ý, bạn sẽ thấy bài viết chính thường được áp dụng cho Blog. Thông tin trên blog đòi hỏi khá chi tiết và có hệ thống.
1.6. Viral Content
Bản chất Viral Content cũng được sản xuất giống các loại Content khác. Tuy nhiên, Viral Content luôn có tính bắt sóng các xu hướng mới rất tốt. Xu hướng này phải phù hợp với insight khách hàng. Ví dụ như khách hàng của bạn là nhân viên văn phòng thì không thể áp dụng trend của các bạn teen được. Việc chọn lựa để viết viral content khá quan trọng. Tuy nhiên khi thành công, Viral Content dễ lên xu hướng, tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn.
Viral Content là gì? Chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn tạo ra Viral Content
1.7. Digital Content
Theo định nghĩa từ Wikipedia, Digital Content là nội dung số, tồn tại ở trạng thái được số hóa. Nội dung số được lưu trên các phương tiện kỹ thuật số. Chúng được chia làm hai dạng chính là:
- Nội dung không mất phí hoặc phải trả phí: Ứng dụng điện thoại, Video, Hình ảnh,..
- Nội dung không mua được: Trang bản đồ, quảng cáo, tin tức, hỏi đáp,…
Với sự phát triển hiện nay, Digital Content xuất hiện khắp mọi nơi, đóng góp một phần quan trọng trong Marketing.
Digital Content là gì? Các mô hình Digital Content mà mọi Writer nên biết
1.8. Branded Content
Branded Content là nội dung định hướng cho thương hiệu, giúp tăng độ nhận diện doanh nghiệp. Chúng được sản xuất dưới nhiều hình thức: TVC, infographics, podcast,… để truyền đạt thông điệp tới khách hàng mục tiêu. Mục đích cuối cùng của Branded Content là tạo ra sự yêu thích, thiện cảm từ người tiêu dùng đến nhãn hàng. Vừa mang lại thông tin bổ ích, vừa là món quà tinh thần cho khách hàng của mình.
Trong ví dụ dưới đây, OMO đã tăng độ nhận diện chiến dịch quảng cáo của mình từ việc tài trợ cho một Fanpage khác. Muốn tham gia dự án của OMO, Fanpage này phải đảm bảo lượng like, comment và tương tác tốt. Các cá nhân, Fanpage bất kỳ đều có thể trở thành partner với thương hiệu lớn nếu họ đáp ứng được điều kiện từ doanh nghiệp.
1.9. Content Angle
Đây là một dạng viết Content dựa trên những góc nhìn mới lạ, độc đáo của các Writer. Những thông điệp, sự vật hàng ngày sẽ được khắc họa, lột tả theo góc nhìn mới. Đồng thời, đưa ra khách hàng những ý nghĩa mới lạ, thú vị hơn. Cách tiếp cận mới lạ này đang có hiệu quả truyền thông rất tốt.
Content Angle là gì? Yếu tố của một bài Content Angle thành công?
1.10. SEO Content Writing
Đây là dạng bài viết có mục đích tối ưu hóa từ khóa trên các công cụ tìm kiếm. Bài viết cần chứa cụm từ khóa/từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất. Người viết sẽ khéo léo chèn cụm từ khóa/từ khóa đó vào để bài viết xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Từ đó. tăng lượng truy cập và sức mạnh cho website/blog của mình
SEO content writing là gì? Các bước để sản xuất ra một bài SEO hay
2. Nghề nghiệp liên quan đến các loại Content Marketing
2.1. Content Writer
Đây là người chuyên viết nội dung cho các chiến dịch truyền thông. Công việc chính của Content writer là viết SEO website/blog, kịch bản chi tiết,.. để truyền tải thông điệp đến khách hàng. Không chỉ dừng lại ở việc viết nội dung, Content writer còn tham gia vào quá trình dựng ảnh, dựng video cho chiến dịch truyền thông.
Muốn trở thành một người sản xuất nội dung tài ba, chỉ có kỹ năng viết lách thôi là chưa đủ. Bạn cần có đầu óc nhanh nhạy với xu thế thị trường và luôn sáng tạo không ngừng nghỉ. Bạn là người đưa sản phẩm, thông tin có giá trị từ doanh nghiệp đến với khách hàng. Do vậy, cần thêm tư duy phân tích thị trường và insight khách hàng để đảm nhiệm công việc tốt.
Định nghĩa Content Writer đúng nhất và 3 cách kiếm tiền từ công việc này
2.2. Content Creator
Đây là một nghề nghiệp rất được các bạn trẻ yêu thích trong thời gian gần đây. Content Creator chịu trách nhiệm sáng tạo, sản xuất nội dung. Trong khi các Writer tập trung viết trên website/blog thì Content Creator đa năng hơn nhiều. Họ phải sản xuất nội dung trên nhiều nền tảng: Website, mạng xã hội, sản TMĐT,… phù hợp.
Content Creator – Nghề nghiệp HOT dành cho các bạn trẻ sáng tạo
Do đó, yêu cầu nghề nghiệp nếu bạn muốn theo đuổi là rất cao. Từ việc viết nội dung, viết kịch bả, chụp ảnh, quay video hay kiến thức quảng cáo. Mỗi nền tảng đều có yêu cầu và cách sản xuất khác nhau. Việc làm nhiều dự án trên các nền tảng khác nhau là chuyện bình thường, bạn không được phép nhầm lẫn. Để trở thành Content Creator, cần rất nhiều sự cố gắng và quyết tâm, hãy rèn luyện ngay từ hôm nay nhé.
2.3. Content Executive
Quản lý nhân sự truyền thông chính là Content Executive. Công việc này, bạn sẽ quản lý và kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của các nhân sự trong dự án. Công việc của bạn yêu cầu khá cao về kiến thức chuyên môn và khả năng quản lý nhân lực. Nếu như Content Manager quản lý và điều hành toàn bộ phần nội dung thì bạn phải chịu trách nhiệm về yếu tố con người.
Chưa hết, quản lý nhân sự truyền thông cũng cần tham gia vào xây dựng kế hoạch, nghiên cứu thị trường với các nhân sự khác. Sau đó nghiên cứu sản phẩm của mình rồi đưa ra ý kiến, giải pháp truyền thông và trình bày với cấp quản lý.
2.4. Content Manager
Quản lý nội dung là một vị trí ao ước cho nhiều sinh viên, người mới đi làm. Bạn không cần phải tự tay viết nội dung như các writer khác. Bạn sẽ quản lý, giám sát và phân công công việc cho nhân viên của mình. Quản lý nội dung cũng tham gia vào đầy đủ các bước để sản xuất ra một chiến dịch truyền thông. Từ khâu lên ý tưởng, xây dựng kịch bản đến truyền đạt nội dung để hợp tác cùng các bên liên quan đều có mặt Content Manager.
Ngoài kiến thức và kinh nghiệm của mình, những kỹ năng như: lãnh đạo, teamwork,… là vô cùng cần thiết. Thêm nữa, bạn cần phải có trách nhiệm, nhiệt huyết với công việc vì khối lượng công việc và nhân sự mà bạn quản lý là khá lớn. Tuy áp lực và trách nhiệm lớn nhưng nếu bạn có đam mê với nghề thì chắc chắn không thể bỏ qua vị trí này đâu nhé!
Content Manager – Mục tiêu nghề nghiệp của mọi Writer
3. Lưu ý, ví dụ về Content Marketing
3.1. Cách viết Content cho người mới bắt đầu
Nếu nói viết content dễ thì cũng đúng, mà nói viết content khó thì cũng có cái đúng. Nếu bạn mới tập tành viết Content thì quả thực cũng không dễ chút nào. Tuy nhiên, luôn có cách nếu bạn thực sự đam mê sản xuất nội dung.
Bạn cần bổ sung kiến thức về 7 công thức viết Content phổ biến như: AIDA, FAB, APP,… và áp dụng nó. Sau khi có kiến thức, xây dựng quy trình sản xuất nội dung chuẩn, phù hợp nữa là ổn rồi
Đọc thêm: Viết content có khó không? Cách viết content cho người mới bắt đầu
3.2. Tiêu chí của một bài Content hay
Chúng ta thường có 6 tiêu chí để chấm điểm cho một bài Content hay, đó là:
- Nội dung độc đáo (One of a kind).
- Chủ đề rộng để bao quát được từ khóa/cụm từ khóa (Relevant).
- Mang lại thông bổ ích, giúp khách hàng giải quyết được vấn đề (Helpful) .
- Mang lại trải nghiệm tốt cho khách trên mọi nền tảng (Great UX).
- Mang lại hiệu quả truyền thông tốt vì có sức lan tỏa (Viral).
Tiêu chí của một bài Content hay? Tổng hợp 12 bài Content mẫu hay nhất
3.3. Content is King
Đây là một câu nói đi vào huyền thoại từ tỷ phú Bill Gates. Ngay từ thời Digital Content Marketing mới nhen nhóm xuất hiện, ông đã có một cái nhìn vượt thời đại. Không phải tự nhiên mà Bill Gates đã nói câu nói như vậy đâu ^^.
Nội dung có vai trò quan trọng, quyết định rất nhiều đến sự thành bại của một chiến dịch truyền thông. Content hay giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, tiền bạc,.. hơn nhiều lần. Khi mua hàng online, khách hàng không được tiếp cận sản phẩm trực tiếp. Họ chỉ có thể nhìn ngắm và hiểu sản phẩm thông qua phần Content của bạn. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về câu nói của người tỷ phú nổi tiếng này nhé:
Content is King – Câu nói khẳng định vị trí của Content từ Bill Gates?
3.4. Ví dụ về Content Marketing
Người làm truyền thông luôn phải sáng tạo để có ý kiến, góc nhìn mới. Bên cạnh đó, tham khảo những Case Study từ thương hiệu lớn cũng là một cách rất hay. Bạn sẽ quan sát và được phân tích sự thành công hay thất bại từ chiến dịch đó. Thành công và thất bại là do đâu để vận dụng vào công việc của mình.
Với sự phát triển đa dạng của thông tin hiện nay, thật khó để chọn ra ví dụ nào là thành công nhất. Nếu gõ case study về Content Marketing, bạn sẽ nhận được vô số đáp án. Chúng tôi đã tông hợp 5 ví dụ hay và dễ hình dung nhất tại đây, mời các bạn tham khảo:
5 ví dụ về Content Marketing hay, hiệu quả mà bạn nên học hỏi
3.5. Sách về Content Marketing
Sách là nguồn kiến thức bất tận cho loài người, làm Marketing, chúng ta luôn phải để đầu óc mở để tiếp nhận kiến thức. Sách sẽ giúp bạn nhận thêm nhiều lý thuyết, từ đó phân tích khách hàng, thị trường tốt hơn. Sách còn là nguồn chia sẻ tài liệu cực uy tín, chất lượng cho những bạn mới vào nghề. Do vậy, hãy có thói quen đọc sách nhé.
[TOP 6] Sách về Content Marketing hay nhất mà mọi writer cần biết
Bài viết này đã hệ thống các loại Content Marketing, nghề nghiệp và các lưu ý liên quan. Như các bạn đã thấy, sản xuất Content rất đa dạng chứ không chỉ gói gọn trong viết nội dung. Hãy tìm hiểu sở thích và điểm mạnh của bản thân xem bạn phù hợp với công việc nào nhé. Dù ngành nào đi nữa, sáng tạo Content cũng là một nghề đáng thử cho tất cả các bạn. Chúng tôi đã có các bạn viết chuyên sâu hơn về từng mục nhỏ này. Các bạn hãy tham khảo thêm tại mục Blog nhé. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!!!