Content Marketing đã trở thành một lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống 4.0 hiện nay. Do vậy, những việc làm trong ngành Marketing đang trở nên HOT và cạnh tranh. Từ lúc chập chững vào nghề đến khi trở thành một Content Manager khá dài và khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ về Content Manager để có động lực phấn đấu cụ thể từ hôm nay nhé.
Nội dung bài viết
- 1. Content Manager là ai?
- 2. Công việc hàng ngày của một Content Manager
- 2.1. Lên kế hoạch, chiến lược content marketing cho team
- 2.2. Phân chia và kiểm duyệt nội dung
- 2.3. Làm việc với trưởng các phòng/ban có liên quan
- 2.4. Bàn bạc kế hoạch với bộ phận quảng cáo và IT
- 2.5. Tuyển dụng các vị trí trong team
- 3. Kỹ năng cần có để trở thành Content Manager
- 3.1. Kiến thức chuyên môn
- 3.2. Kỹ năng lãnh đạo
- 3.3. Làm việc nhóm
- 3.4. Kỹ năng báo chí
- 3.5. Tinh thần nhiệt huyết, ham học hỏi
1. Content Manager là ai?
Content Manager giữ chức vụ quản lý nội dung cho một dự án/doanh nghiệp. Là người quản lý nên họ phải chịu trách nhiệm cho các dự án. Dự án Marketing thường được kết hợp giữa nhiều phòng, ban với nhau. Người quản lý phải kiểm soát và giám sát tiến độ công việc phù hợp.
Để trở thành Content Manager, bạn cần có xuất phát là Content writer hoặc Copy writer. Sau một thời gian khoảng 2 – 5 năm (tùy doanh nghiệp), bạn sẽ đủ kinh nghiệm và hiểu biết để lên vị trí này.
Bạn là người mới hãy tham khảo ngay bài viết Content là gì? 3 cách học nghề content cho người mới bắt đầu
2. Công việc hàng ngày của một Content Manager
Giữ chức vụ quản lý nên Content Manager mang trong mình một trọng trách rất lớn. Khối lượng công việc và trách nhiệm của họ là rất lớn. Trong một ngày làm việc, họ phải xử lý những công việc:
2.1. Lên kế hoạch, chiến lược content marketing cho team
Để lên được kế hoạch, Content manager phải đầu tư thời gian nghiên cứu và phân tích thị trường, sản phẩm. Sau đó dựa vào yêu cầu của khách hàng đưa ra bản kế hoạch phù hợp. Từ đó xây dựng Content Marketing chi tiết để đạt được mục tiêu cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
2.2. Phân chia và kiểm duyệt nội dung
Quản lý sẽ phân chia công việc cho nhân viên trong team. Người viết nội dung sẽ là các Content writer hoặc Copywriter. Khi đến deadline, họ cần kiểm duyệt nội dung để chỉnh sửa hoặc triển khai theo kế hoạch.
2.3. Làm việc với trưởng các phòng/ban có liên quan
Một chiến dịch Marketing được xây dựng từ nhiều phòng/ban khác nhau. Có thể kể đến leader của các nhóm: Creative Team, Director, Design Team,… . Những trưởng nhóm này phải làm việc chung với nhau một cách hòa hợp. Từ đó đưa ra ý kiến và nhận xét chung cho sản phẩm.
Content Direction Nền Móng Phát Triển Bền Vững Cho Mỗi Chiến Dịch
2.4. Bàn bạc kế hoạch với bộ phận quảng cáo và IT
Khi các sản phẩm truyền thông đã hoàn thiện sơ bộ, Content Manager cần triển khai kế hoạch đến IT và Ads. Bộ phận Ads và IT không tham gia vào xây dựng content nên quản lý nội dung phải truyền đạt lại cho họ. Từ đó lên kế hoạch quảng cáo và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.
2.5. Tuyển dụng các vị trí trong team
Quản lý có quyền tự tuyển dụng nhân sự trong team như: writer, editor, producer. Đây là những nhân sự sẽ làm việc trực tiếp dưới sự quản lý của họ.
Digital Content là gì? Các mô hình Digital Content mà mọi Writer nên biết
3. Kỹ năng cần có để trở thành Content Manager
Vị trí quản lý không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có cả kỹ năng. Chức vụ cao sẽ đi kèm áp lực và trách nhiệm cao. Do vậy, để trở thành Content Manager cần phải đáp ứng tối thiểu các kỹ năng sau:
3.1. Kiến thức chuyên môn
Trong bất kỳ ngành nghề nào, yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng cần cũng là chuyên môn. Biết vận dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn công việc. Ví dụ: Khả năng phân tích thị trường, sản phẩm và thị hiếu của khách hàng. Thành thạo các công cụ của Google để phục vụ SEO content và nghiên cứu. Khi làm trong mảng Marketing thì việc hiểu rõ các nguyên lý Marketing và Marketing cơ bản là điều bắt buộc.
[TOP 6] Sách về Content Marketing hay nhất mà mọi writer cần biết
3.2. Kỹ năng lãnh đạo
Để trở thành quản lý thì khả năng lãnh đạo là không thể thiếu. Người làm lãnh đạo vừa có tài năng, vừa phải có đạo đức. Họ là tấm gương để các nhân viên học tập và làm theo.
Bạn cần biết cách phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên phù hợp. Hướng dẫn và hỗ trợ họ để cả bộ máy cùng đi lên. Giám sát quá trình làm việc, đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ.
3.3. Làm việc nhóm
Như đã biết, marketing là sự kết hợp giữa nhiều nhóm khác nhau. Bạn vừa phải làm việc tốt với các nhân sự trong nhóm, vừa phải làm tốt với các nhóm còn lại. Content Manager là người nắm thóp của dự án, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm thì sẽ không ai hỗ trợ được bạn.
Tại sao Visual Content lại có sức hút mạnh mẽ với người đọc?
3.4. Kỹ năng báo chí
Đương nhiên, bạn cần đảm bảo mình có kỹ năng đọc hiểu và viết lách tốt. Từ đó bạn có tư duy và lập luận sắc bén, không lan man dài dòng. Bạn sẽ là người kiểm tra và chỉnh sửa lại toàn bộ nội dung của writer.
3.5. Tinh thần nhiệt huyết, ham học hỏi
Xã hội thay đổi từng giây, từng phút, bạn là lãnh đạo, bạn cần cập nhật kiến thức, xu hướng nhanh nhất. Thậm chí, bạn phải có khả năng dự đoán tương lai. Không ngại học tập và bổ sung kiến thức bất cứ lúc nào.
Nhiệt huyết, năng nổ, tự tin trình bày ý tưởng của mình trước mọi người sẽ khiến mọi người tâm phục bạn. Bạn sẽ là người truyền cảm hứng trong công việc cho mọi người xung quanh.
Thực tế, công việc Content Manager cũng giống như một writer, chỉ có điều trách nhiệm và khối lượng nhiều hơn. Nếu bạn đang làm trong môi trường Marketing thì hãy cố gắng thật nhiều nhé.
Tham khảo thêm:
- Content Pillar chiến lược phát huy sức mạnh cho website của bạn
- Viết content khó? Cách viết content cho người mới bắt đầu
- Tổng hợp 12 bài Content mẫu hay nhất và tiêu chí đánh giá
- Content Creator – Nghề nghiệp HOT dành cho dân sáng tạo
- Viral Content là gì? Chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn lan tỏa
- Content is King – Câu nói hay từ Bill Gates giúp bạn hiểu hơn?
- Branded Content là gì? Ai làm thương hiệu cũng nên đọc