Bạn có thể đã nghe về Marketing từ lâu và rất nhiều lần rồi, và bạn có thể biết một vài người làm trong lĩnh vực đó. Nhưng khi bạn tự hỏi, “Marketer là làm gì nhỉ?”, thì có chút mông lung rồi đúng không? Trong một lĩnh vực rộng như Marketing thì điều đấy cũng dễ hiểu. Mô tả công việc của 2 chuyên gia làm trong lĩnh vực Marketing có thể khác nhau 100% đấy!
Marketing là một lĩnh vực rộng mở bao gồm rất nhiều chuyên môn khác nhau đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, và vì thế, mô tả công việc cũng khác nhau. 1 Marketer là phải làm sao đưa được hình ảnh tốt đẹp của công ty đến với khách hàng. Thường là cho khách hàng thấy tại sao họ nên tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Vậy thì chính xác là 1 Marketer thì làm gì? Trong thực tế có cả trăm mô tả công việc cho nghề này. Những chia sẻ từ những Marketer làm trong các bộ phận lớn nhất của ngành Marketing được HARA Agency đúc kết trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể mường tượng được rõ ràng hơn Marketer là làm gì?
Hãy thử xem xét kỹ hơn một vài hình thức Marketing dưới đây xem bạn có đang thuộc mảng nào trong lĩnh vực Marketing không nhé!
Nội dung bài viết
Mô tả công việc nghề Marketer
Marketer là những bộ não đứng sau việc quảng bá cho 1 sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp. Theo BLS (Bureau of Labor Statistics), Marketer là những người điều khiển xu hướng thị trường, sáng tạo ra những chiến dịch quảng cáo, xây dựng và phát triển chiến lược giá hay nhắm mục tiêu khách hàng dựa trên những thông tin, dữ liệu thu thập được.
Ngoài ra Marketer sẽ làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo công ty để phát triển nhận thức cho khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Nói về định nghĩa Marketer là làm gì, Rebecca Gutierrez, phó giám đốc Marketing của Blink Charging nói rằng chúng ta sẽ không tìm được 1 câu trả lời chung chung nào cả. Cô nói rằng là 1 Marketer trong 1 doanh nghiệp vừa hay nhỏ thì không thể tập trung chuyên môn vào 1 kỹ năng hay kênh cụ thể nào cả, mà phải trải nghiệm và có thể làm được mọi thứ.
Có thể là biết thiết kế 1 chút, biết quan hệ công chúng, Marketing kỹ thuật số, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), … Marketer làm việc thông qua rất nhiều kênh và biết nhiều kỹ năng. Kỹ năng cần có của 1 Marketer cũng tăng lên theo xu hướng tiến bộ công nghệ.
Thay vì việc tìm xem định nghĩa Marketer là làm gì một cách chung chung, bạn nên tìm hiểu mô tả công việc ở những vị trí cụ thể khác nhau. Thường thì những vị trí đó thuộc 1 trong 2 nhóm: Marketing truyền thống (traditional Marketing) và Marketing kỹ thuật số (digital Marketing).
Marketer làm gì trong ngành Marketing kỹ thuật số?
Marketing kỹ thuật số chiếm 1 phần quan trọng trong Marketing nói chung hiện nay. Thử nghĩ về tất cả những gì đang xảy ra trong thế giới online hiện nay mà xem, bạn sẽ hiểu điều này. Nếu hỏi những chuyên gia Marketing về các thể loại khác nhau của Digital Marketing thì họ sẽ trả lời là có sự chồng chéo và chúng thay đổi liên tục. Tuy nhiên dưới đây là những vị trí phổ biến nhất trong Digital Marketing.
Pay-per-click Marketing (PPC)
PPC là hình thức Marketing trả phí, những bài viết được tài trợ trên các kênh như công cụ tìm kiếm, websites, và nhiều hơn nữa. Trong nhiều trường hợp, các nhà quảng cáo sẽ trả tiền để đảm bảo cho trang bán hàng, dịch vụ của 1 doanh nghiệp nằm trong top đầu của công cụ tìm kiếm. Ngoài ra những công việc như SEO là miễn phí nhưng cũng giúp đưa thứ hạng của trang web lên hàng đầu.
“Với những cập nhật và tính năng mới được ra mắt thường xuyên, bạn phải thật nỗ lực để không bị lỗi thời và biết được xu thế nào đang diễn ra. Làm việc tại một agency, tôi được tiếp xúc với rất nhiều khách hàng và những ngành hàng khác nhau, điều đó giúp tôi học hỏi được rất nhiều về cả những ngành hàng ngách cũng như trên kênh online”. – Phát biểu bởi Jamie Burgess, quản lý SEO/PPC tại Cariad Marketing.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là vị trí làm việc với công cụ tìm kiếm, nhưng bằng cách tối ưu theo các thuật toán của nền tảng thay vì trả phí để được lên top đầu trong 1 thời gian ngắn. SEO là phần “tự nhiên” trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm. “SEO là 1 chiến lược lâu dài, những thứ bạn đang làm và thay đổi hôm nay có thể chưa có hiệu quả trong hàng tháng trời”, ông James Robinson, giám đốc Marketing Buffalo 7 cho biết.
Ông Robinson cũng cho biết nghề SEO, đặc biệt khi nó nhắm đến thu hút các doanh nghiệp, sẽ là chiến lược hiệu quả về chi phí nhất trong tất cả các loại hình tiếp thị hiện có. Chúng ta phải luôn luôn cập nhật bới Google thay đổi thuật toán liên tục, ta phải thay đổi theo nó nếu muốn giữ những kết quả tốt. Càng ngày càng khó khăn nhưng cũng có nghĩa là ta sẽ chiến thắng đối thủ nếu chúng ta đầu tư công sức xứng đáng.
Sáng tạo nội dung (Content Marketing)
Điểm khác nhau cơ bản giữa làm nội dung tiếp thị với những lĩnh vực khác (chủ yếu là Marketing truyền thống) đó là người làm nội dung thì không bán sản phẩm hay dịch vụ, mà mục đích chính là mang lại giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu bền giữa nhãn hàng với người tiêu dùng của họ.
Cũng gần giống như SEO (thường là song song với SEO), thì content Marketing dựa trên xây dựng và tích lũy dần để mang lại hiệu quả. Thời gian đầu, hiệu quả từ việc xây dựng nội dung mang lại là rất khó để đo đếm và đánh giá.
“Với vai trò là người làm nội dung tiếp thị, công việc của tôi là tìm những cách sáng tạo, hấp dẫn và súc tích nhất để truyền đạt những gì mà công ty tôi hướng đến. Tôi yêu thích công việc của mình bởi tôi luôn phải có suy nghĩ sáng tạo, bứt phá và tìm ra những hướng tiếp cận, truyền đạt mới.” Trích lời ông Saralyn Ward, giám đốc truyền thông và Marketing của Page 1 Solution.
Video Marketing
“Lĩnh vực của tôi là tạo ra nội dung và video để tiếp thị, nói ngắn gọn thì chúng tôi biến những câu chuyện của khách hàng, đối tác thành những video mà có thể giúp họ giải quyết vấn đề của họ sau khi xem.” Chris Stasiuk, người sáng lập, tổng giám đốc tập đoàn Signature Video Group.
Ông cũng giải thích rằng thông qua những video đó, Marketer có thể theo dõi và đánh giá được những số liệu ở mức độ ngang với những thể loại Marketing khác. Họ có thể thấy được không chỉ khách hàng xem video, mà còn biết được khi họ tạm dừng, tua ngược, xem lại video hay thoát ra sau khi xem được vài giây. Những dữ liệu này giúp họ có những nội dung chất lượng hơn trong tương lai và làm tốt hơn nữa.
Những chức danh phổ biến của Marketer trong mảng digital Marketing
Đây không phải là 1 danh sách đầy đủ, nhưng những chức danh liệt kê dưới đây là phổ biến nhất trong lĩnh vực digital Marketing
- Quản lý phương tiện truyền thông xã hội
- Chuyên gia SEO
- Quản lý thương hiệu số
- Chuyên gia quảng cáo (trả phí)
- Chuyên gia tiếp thị nội dung
Marketer làm gì trong ngành Marketing truyền thống?
Tiếp thị truyền thống không loại trừ nỗ lực tiếp cận kỹ thuật số, nhưng nó không quan tâm nhiều đến một số công cụ chính mà Digital Marketing dựa vào. Nếu bạn nghĩ về cách thức tiếp thị cách đây 20 năm, bạn sẽ hiểu rõ hơn thuật ngữ này nghĩa là gì. Đó chính là thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo giấy, tạp chí, bảng quảng cáo, telesale, tiếp thị trực tiếp và nhiều nỗ lực khác. Đói với nhiều doanh nghiệp, việc tiếp cận không qua kỹ thuật số giúp họ kết nối với khách hàng hiệu quả hơn.
Tiếp thị trải nghiệm
Emily Fritz – giám đốc Marketing tại Dio nói: “Marketer làm việc trong agency chuyên về tiếp thị trải nghiệm trực tiếp, đây hiện đang là 1 xu thế mới trên thị trường, cho phép khách hàng của bạn tương tác trực tiếp bằng cách mời họ tham gia 1 hoạt động thực tế nào đó để quảng bá thương hiệu. Marketing trải nghiệm trong giống như những gian hàng nhỏ, chuỗi các sự kiện hoặc cho khách hàng tham gia những hoạt động như thực tế ảo”.
Trong thế giới mà digital Marketing ngày càng bành trướng, thì tiếp thị trải nghiệm nội bật lên và vượt qua được những sự lộn xộn thường thấy. Bởi nó là những trải nghiệm ngoài đời thực mà truyền tải được nhanh nhất vị thế cũng như đặc điểm của doanh nghiệp tới khách hàng.
Fritz nói rằng thể loại chiến dịch Marketing này là về xây dựng mối quan hệ nhiều hơn, nó có thể xây dựng và giữ lòng trung thành với thương hiệu. Ví dụ 1 cửa hàng đồ thủ công, có thể chạy 1 sự kiện “tự tay làm hết” tại shop để cho khách hàng vào trải nghiệm, đây là dịp để giới thiệu cho khách hàng về doanh nghiệp và củng cố thêm sự hiểu biết của mọi người về thương hiệu.
“Đừng làm tất cả mọi thứ một cách kỹ thuật số chỉ bởi cái gì trên đời này cũng đang là kỹ thuật số”. Fritz nói. “Con người đang bắt đầu khao khát tìm kiếm những trải nghiệm ngoài màn hình của họ, Marketer hãy cởi mở để khám phá tất cả những loại hình tiếp thị khác nhau: nghiên cứu, bán hàng, lên chiến lược, phân tích, truyền thông, quảng cáo, sáng tạo, bán lẻ, làm nội dung, kỹ thuật số, mạng xã hội, email, quan hệ công chúng, tiếp thị liên kết, tài trợ, in, phát sóng, phương tiện truyền thông mới nổi, hội chợ, sự kiện, và tiếp thị trải nghiệm”.
Ngay cả khi bạn là Marketer nhưng chuyên về 1 mảng nào đó, thì sự trải nghiệm có được ở tất cả các lĩnh vực trong Marketing sẽ giúp cho công việc chuyên môn của bạn tốt hơn.
Tiếp thị địa phương
Biển quảng cáo, trạm xe buýt, bảng tin quán café, … ta có thể thấy dạng tiếp thị địa phương có mặt ở khắp nơi. Nếu doanh nghiệp của bạn có cửa hàng ở 1 địa điểm nào đó, thì chắc chắn tiếp thị địa phương sẽ là 1 phần trong chiến lược Marketing của bạn.
Gutierrez nhấn mạnh rằng rất nhiều những Marketer sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để tiếp thị, thường là đại diện cho doanh nghiệp của họ hơn là những phong cách tiếp thị khác. Nếu bạn có đủ những kỹ năng tiếp thị cần thiết thì không có ngày nào là ngày nhàm chán cả. Có thể hôm nay bạn đang thiết kế một chiến dịch email marketing cho 1 sản phẩm B2B, ngày hôm sau bạn lại đang thiết kế ấn phẩm cho chiến dịch quảng cáo cho taxi hay trạm xe bus, được hỗ trợ bởi phương tiện Marketing truyền thông.
Hàng loạt các dự án sẽ giữ cho một ngày làm việc của Marketer thú vị. Và tìm cách để tương tác và thu hút khách hàng địa phương cơ sở là 1 cách quan trọng để tích lũy kinh nghiệm. Để làm điều này, hãy tham gia vào các chiến dịch tiếp thị địa phương, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, họ luôn cần tình nguyện viên.
Nghiên cứu thị trường
Một mảng khác mà Marketing tập trung vào là nghiên cứu thị trường. Mảng này thường không có phân biệt giữa Marketing truyền thống và Marketing kỹ thuật số. Nghiên cứu thị trường là việc đào sâu vào thị trường để thu thập số liệu khách hàng, từ đó tìm ra thị trường nào là hiệu quả và phù hợp hơn cho sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Để làm điều này, ta cũng cần nghiên cứu chiến lược của đối thủ, khảo khát khách hàng và phỏng vấn những đối tượng khách hàng tiềm năng. Những dữ liệu thu thập được sau đó dùng để định vị sản phẩm, giá cả, thông điệp chính muốn truyền tải và quyết định chiến lược, hầu hết đều cần trong cả Marketing kỹ thuật số cũng như truyền thống.
Những chức danh phổ biến của Marketer trong ngành Marketing truyền thống
Cũng giống như danh sách những chức danh của Marketer trong digital Marketing, dưới đây chỉ là danh sách rút gọn không đầy đủ trong ngành Marketing truyền thống:
- Giám đốc tiếp thị
- Điều phối viên tiếp thị cộng đồng
- Quản lý thương hiệu
- Giám đốc quảng bá
- Chiến lược gia phát triển kinh doanh
Bài viết: Marketing truyền thống hay Digital Marketing?
Vậy tóm lại Marketer thì làm gì?
Sau khi đọc xong bài viết này, có thể bạn sẽ nghĩ đến 1 câu hỏi hay hơn “Vậy có việc gì mà Marketer không làm nhỉ?”. Đi qua tất cả những vị trí, phương pháp cũng như mô tả công việc kể trên, có thể nói rằng Marketer có rất nhiều lựa chọn để ứng tuyển vào nghề này tùy thuộc vào sự sáng tạo cũng như tư duy chiến lược của họ.
Nếu bạn nghĩ rằng có 1 công việc với rất nhiều lựa chọn nghe có vẻ thú vị, tại sao không chọn Marketing? Marketer là 1 công việc trong 1 ngành công nghiệp có sự đa dạng nhất về công việc hàng ngày, và chỉ cần bạn có kỹ năng, bạn có thể tìm cho mình 1 vị trí trong ngành Marketing.
Nếu bạn thích viết, thì có content Marketing. Nếu bạn thích hình ảnh hấp dẫn, bạn có thể làm thiết kế ẩn phẩm hoặc thiết kế web. Nếu bạn thích giải đố thì sao? Hãy thử sức với SEO và quảng cáo trả phí. Thích phân tích ư? Phân thích dữ liệu có vẻ hợp với bạn. Thích tạo dựng mối quan hệ? Có thể bạn sẽ làm rất tốt trong vai trò quản lý dự án.
Và nếu công ty, doanh nghiệp của bạn chưa có đội Marketer riêng, thì hãy liên hệ ngay Hara Agency. Chúng tôi cung cấp dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài, thực hiện các chiến lược tổng thể từ hình ảnh đến thương hiệu, chạy quảng cáo cho quý doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm chi phí tối đa.
Tìm hiểu thêm
- Quảng Cáo Trên Instagram có tốn phí không? Cách tiết kiệm tiền hiệu quả
- Cách liên kết Instagram với Facebook nhanh chóng, đơn giản
- Bảo vệ tài khoản bằng cách đổi mật khẩu Instagram định kỳ
- Hướng dẫn tải ảnh từ Instagram về máy tính và điện thoại [Update 2022]
- [Hướng Dẫn] cách xóa quảng cáo instagram mới nhất năm 2022