Mô hình SWOT thường được biết đến trong các bài phân tích doanh nghiệp. Chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng mô hình này thành SWOT bản thân đó. Phân tích SWOT bản thân giúp bạn định hướng tốt hơn cho công việc. Hôm nay hãy cùng chúng tôi phân tích mô hình SWOT bản thân nhé.
Nội dung bài viết
1. SWOT là gì?
Mô hình SWOT là mô hình phân tích kinh doanh điển hình ở những doanh nghiệp lớn. SWOT hợp thành từ 4 từ:
- Strengths (Điểm mạnh).
- Weaknesses (Điểm yếu).
- Opportunities (Cơ hội).
- Threats (Thách thức).
Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này khi họ muốn cải thiện tình hình kinh doanh. Mô hình SWOT giúp định hình và xây dựng chiến lược kinh doanh vững chắc. Đây là nền móng để xây dựng SWOT bản thân đó.
2. Phân tích SWOT là làm gì?
Sự thật, áp dụng SWOT đồng nghĩa doanh nghiệp đó đã nhận ra lợi thế và bất lợi của họ. Việc cần làm là có chiến lược kinh doanh phù hợp, đem lợi nhuận lớn về cho doanh nghiệp. Chiến lược được hình thành khi phân tích các yếu tố sau:
- 2.1. Strengths: Đây là những lợi thế để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.
- 2.2. Weaknesses: Những điểm yếu mà doanh nghiệp chưa khắc phục được.
- 2.3. Opportunities: Cơ hội doanh nghiệp có thể nắm bắt được trên thị trường.
- 2.4. Threats: Những bất lợi của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh.
3. Hướng dẫn phân tích SWOT bản thân
Bước 1:
Xác định rõ mục tiêu phát triển của bản thân. Ví dụ: Định hướng phát triển trong 5 năm tới thật chi tiết. Có mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu được năng lực của bản thân cần phát triển những điểm nào.
Bước 2:
Phân tích tính cách của bản thân. Chỉ ra phần tích cực và tiêu cực một cách trung thực. Tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè để có cái nhìn khách quan nhất.
Bước 3:
Lập bảng phân tích SWOT bản thân:
- Strengths: Bạn giỏi nhất điều gì?
- Weaknesses: Bạn cần cải thiện điều gì?
- Opportunities: Yếu tố nào phù hợp với bạn?
- Threats: Yếu tố cản trở bạn?
=> Strengths: là những thói quen, tính cách tích cực. Đây là thứ làm bạn khác biệt so với các ứng viên khác. Lắng nghe những lời khuyên của bạn bè, người quen để nhận ra thêm nhé.
=> Weaknesses: Những tính cách, kỹ năng cần được khắc phục hoặc loại bỏ. Như vậy bạn mới tăng hiệu quả vàn năng suất làm việc. Đừng tự tin hay nản chí nhé, ai cũng có khuyết điểm cả. Việc bạn trung thực nhìn nhận và thay đổi bản thân trở nên tốt đẹp hơn là đáng khen rồi.
=> Opportunities: Cơ hội giúp bạn có những lợi thế riêng để phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.
=> Threats: Những thách thức cản trở sự phát triển của bạn. Đa số thách thức đến từ ngoại cảnh. Ví dụ như đại dịch Covid đã khiến nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề.
Điều khó nhất khi phân tích SWOT bản thân là tính chân thực của kết quả. Lời khuyên của mình là bạn nên tham khảo ý kiến của người thân và bạn bè nhé. Kết quả khách quan nhất sẽ giúp bạn đánh giá bản thân tốt nhát.
4. Lợi ích của việc sử dụng SWOT bản thân
Sau khi hoàn thành phân tích SWOT bản thân, bạn sẽ đúc kết ra nhiều điều như:
- Đánh giá năng lực bản thân. Tìm ra điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để cải thiện.
- Có mục tiêu phát triển và thăng tiến rõ ràng. Tạo động lực hơn để phấn đấu.
- Phát hiện những yếu tố ưu tiên để phát triển bản thân.
- Hiểu sâu hơn về bản thân mình.
- Tìm ra tính cách con người của mình. Thay đổi những tính cách xấu và phát huy những cái hay, cái đẹp.
- Tăng giá trị cốt lõi của bản thân lên nhiều lần.
- Biết năm bắt thời cơ để phát triển sự nghiệp lâu dài, ổn định.
- Theo dõi những bước tiến trong sự nghiệp để quản lý thời gian hợp lý.
5. Ai nên sử dụng SWOT bản thân?
Bảng SWOT bản thân thường được các đối tượng sau ưu tiên sử dụng:
- Nhà quản lý, Chủ doanh nghiệp
- Nhà chuyên môn, Chuyên viên cấp cao
- Sinh viên
- Người khởi sự sự nghiệp
- Quản lý nhân sự
- Giáo sư bác sĩ
- Kỹ sư
- Người làm thuê
- Vợ và chồng
- Bố mẹ
Trên đây mình đã cung cấp và hướng dẫn các bạn phân tích SWOT bản thân. Mình xin nhấn mạnh rằng, để đạt kết quả tốt nhất bạn nên trung thực. Trung thực đánh giá năng lực của mình nghe thì dễ nhưng thực ra lại khó lắm đó. Chúc các bạn sớm thành công và giữ gìn sức khỏe tốt.