Nội dung bài viết
- Cách đo lường hiệu quả chạy quảng cáo facebook marketer cần biết
- Vậy tính toán đo lường các chỉ số chạy quảng cáo Facebook như thế nào?
- Những chỉ số nào không quá quan trọng trên facebook?
- 7 chỉ số quảng cáo facebook giúp chiến dịch của bạn thành công
- Bạn cần chi trả bao nhiêu mới thấy được hiệu quả của chiến dịch?
- Làm cách nào để sử dụng các chỉ số facebook ad để tối ưu hoá và mở rộng chiến dịch
Cách đo lường hiệu quả chạy quảng cáo facebook marketer cần biết
Những công cụ có sẵn của Facebook giúp những nhà quảng cáo có thể dễ dàng tạo các chiến dịch quảng cáo. Mọi việc chỉ thật sự bắt đầu khi chiến dịch đó được duyệt và chạy. Hãy đảm bảo rằng bạn đang tiêu tiền một cách khôn ngoan. Việc tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo Facebook là rất quan trọng nếu bạn muốn kiếm lợi nhuận. Bạn phải thường xuyên đo lường hiệu quả bằng cách phân tích các chỉ số mà Facebook tính toán và trả về cho bạn.
Vậy tính toán đo lường các chỉ số chạy quảng cáo Facebook như thế nào?
Mục tiêu chiến dịch và loại chiến dịch quảng cáo Facebook sẽ quyết định bạn cần sử dụng những chỉ số nào. Tất nhiên không có 1 chỉ số duy nhất nào có thể giúp bạn đưa ra chiến lược về ngân sách, nội dung hay nhắm mục tiêu khách hàng. Bạn cần quan tâm đến một nhóm các chỉ số bổ trợ cho nhau tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch quảng cáo.
Những chỉ số nào không quá quan trọng trên facebook?
Trong trình quản lý quảng cáo Facebook Ads Manager, bạn sẽ thấy có cả tá những chỉ số để chọn. Tuy nhiên nếu tập trung vào những dữ liệu không liên quan đến mục đích hoặc không cung cấp insights bạn cần để cải thiện chiến dịch quảng cáo thì mọi nỗ lực của bạn coi như lãng phí.
1. Lượng tiếp cận (reach)
Lượng tiếp cận (Reach) là số người đã nhìn thấy quảng cáo Facebook của bạn ít nhất 1 lần trên facebook. (Lượt tiếp cận khác lượt hiển thị (impressions) – tức là 1 người có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn vài lần). Nếu bạn chỉ quan tâm đến lượt tiếp cận, bạn có thể phải trả rất nhiều tiền. Bởi tỷ lệ phản hồi của Facebook khá thấp và 1 lượt xem cũng khó mà tạo thành 1 chuyển đổi.
2. Lượt thích (likes)
Những yếu tố ảo như lượt likes hay shares có thể có ích đối với những chiến dịch về Brand (phủ thương hiệu). Đối với hầu hết những nhà quảng cáo Facebook, bề ngoài có vẻ đó là dấu hiệu tích cực. Nhưng nếu chiến dịch của bạn nhằm hướng tới hành động của khách hàng như mua hàng, chuyển đổi, thì lượng thích hay chia sẻ chẳng có ý nghĩa gì cả. Và đôi khi được nhiều likes, shares nhưng không mang lại chuyển đổi thì bạn chỉ đang tiêu tiền vô ích.
3. Lượt nhấp (clicks)
Tổng số lượt nhấp và 1 mẫu quảng cáo Facebook có thể gây hiểu nhầm. Bỏi 1 người có thể nhấp ‘xem thêm’ để đọc hết nội dung quảng cáo chứ chưa chắc đã nhấp vào liên kết vào website hay landingpage. Facebook gộp tất cả các loại clicks vào với nhau làm cho nhà quảng cáo dễ nhầm lẫn về hiệu quả thật sự của quảng cáo.
4. Lượt xem video (video views)
Tổng lượt xem của 1 video cũng không phải là 1 chỉ số quan trọng. Bởi vì chỉ cần xem quá 3 giây đầu của video cũng được tính là 1 lượt xem. Những video phát tự động trên news feeds và bị bỏ qua cũng được tính vào chỉ số này.
5. Những điểm số liên quan
Đây là điểm số mà Facebook sử dụng để quyết định chi phí trung bình. Rất nhiều nhà quảng cáo theo dõi chỉ số này cẩn thận để ra quyết định. Tuy nhiên có những quảng cáo mặc dù điểm đánh giá thấp nhưng lại hiệu quả hơn những quảng cáo có điểm cao. Trong thực tế, điểm số này không có mấy ý nghĩa trong việc giúp nhà quảng cáo Facebook ra quyết định và cải thiện chiến dịch.
7 chỉ số quảng cáo facebook giúp chiến dịch của bạn thành công
Như đã đề cập ở phần đầu, chúng ta không thể chỉ dựa vào 1 chỉ số duy nhất để kết luận quảng cáo facebook đó có hiệu quả hay không. Thay vào đó cần đánh giá tổ hợp các chỉ số bổ trợ cho nhau để có cái nhìn toàn cảnh và đưa ra quyết định chính xác. Để có hiệu quả tối đa, hãy đánh giá quảng cáo của bạn trên nhiều góc độ: trạng thái, tương tác, chi phí trung bình, giá trị doanh nghiệp.
1. Tổng lượng chi tiêu
Biết rõ bạn đã chi tiêu bao nhiêu cho chiến dịch sẽ đảm bảo bạn không tiêu quá ngân sách dự kiến ban đầu. Bạn có thể sẽ phải chỉnh sửa ngân sách hoặc điều chỉnh dồn ngân sách vào mẫu quảng cáo Facebook hiệu quả hơn.
2. Tần suất
Tần suất là số lần mà mỗi người nhìn thấy quảng cáo của bạn (số lần hiển thị trên số lượt tiếp cận). Khi một người dùng nhìn thấy quảng cáo đó hơn 1 lần, quảng cáo đó sẽ được người dùng ghi nhớ lâu hơn. Những chiến dịch về phủ thương hiệu sẽ có lợi hơn khi quảng cáo facebook có nhiều lượt xem. Nhưng có 1 lưu ý: quảng cáo hiển thị quá nhiều sẽ khiến cho người dùng chán nản. Khi tần suất bằng 9 thì CPC (cost per click) có thể bị tăng tới 160%. Khi đó khách hàng sẽ không tương tác với quảng cáo nữa và bạn sé đốt tiền vô ích. Khi tần suất bằng 3, đấy là lúc bạn cần phải làm mới quảng cáo của mình. Tần suất càng cao, thì quảng cáo càng khó để có lợi nhuận.
3. CPC (cost per click) và CTR (click through rate)
CPC (chi phí trên mỗi lượt nhấp) và CTR (tỷ lệ nhấp vào liên kết), hay % lượng người dùng nhìn thấy và nhấp vào quảng cáo của bạn có mối liên hệ với nhau. CTR càng cao, CPC càng thấp thì Facebook sẽ đánh giá cao quảng cáo đó vì nó mang lại lợi ích lớn cho người dùng của họ. Ví dụ: những mặt hàng như bán lẻ, du lịch trung bình sẽ có CTR cao hơn và CPC thấp hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên, những ngành này thường sẽ hấp dẫn người xem hơn.
4. CPM (cost per thousand impressions)
CPM ( chi phí trên 1000 lượt hiển thị) là một chỉ số tốt để xem xét đối với quảng cáo Facebook. CPM cung cấp tình trạng hiện tại của chiến dịch. Liệu rằng CPM có đang đi theo đúng với target ban đầu của bạn không? Luôn nhớ rằng CPM có thể thay đổi từng ngày, và nhắm mục tiêu khách hàng càng sâu thì CPM càng cao. Nếu ngân sách quảng cáo của bạn có giới hạn, CPM giúp bạn đưa ra quyết định tối đa hoá lượng tiếp cận. Nếu CPM quá cao, hãy thử thay đổi đối tượng khách hàng tiếp cận của bạn xem sao.
5. Lượt xem 75% video
Chỉ số này không bao gồm những lượt phát tự động trên newfeeds và những người click nhầm vào video. Chỉ những người nào xem và thích thú với video của bạn thì mới được tính. Chỉ số này giúp bạn so sánh với tổng số lượt views video để biết được thực tế có bao nhiêu % người dùng bị hấp dẫn và tương tác với video.
6. CPA (cost per action)
CPA ( chi phí trên mỗi hành động) là chi phí trung bình khi mỗi khách hàng chuyển sang bước tiếp theo từ quảng cáo hoặc trang đích, xem video, tải tài liệu, hoàn tất mua hàng hoặc cài đặt app,… CPA cao hơn cho thấy những công ty chi trả nhiều hơn để quảng bá những sản phẩm, dịch vụ có giá thành cao. Nếu CPA cao vượt và bạn không có lợi nhuận, bạn sẽ phải rà soát và thay đổi lại toàn bộ content, tệp khách hàng, hoặc chiến lược marketing của mình.
7. ROI và ROAS
Các doanh nghiệp chạy quảng cáo Facebook với mục tiêu doanh thu và tăng trưởng. Câu hỏi đặt ra cho bất kỳ một chiến dịch nào và sự thành công là nó đó có thúc đẩy hành động để biến một khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự và mang lại giá trị hay không. ROI (return on investment) – tỷ suất lợi nhuận và ROAs (return on advertising spend) – lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra là tương tự nhau. Tuy nhiên cả 2 chỉ số này đều quan trọng và cần theo dõi đánh giá.
Bạn cần chi trả bao nhiêu mới thấy được hiệu quả của chiến dịch?
Facebook cung cấp một số ước lượng hiệu quả chiến dịch sau khi bạn chạy 1 thời gian ngắn dựa trên ngân sách, độ tiếp cận tự nhiên, giá thầu, và tệp khách hàng. Những yếu tố này giúp bạn quyết định bạn sẽ cần chi trả bao nhiêu để có được kết quả như mong muốn. Facebook cũng cung cấp giải pháp tối ưu ngân sách CBO (campaign budget optimization). Nó sử dụng máy học để phân phối ngân sách chiến dịch. Bằng việc phân bổ những đồng chi phí vào những mẫu quảng cáo có hiệu quả hơn, CBO tạo ra hiệu quả cho cả chiến dịch và việc quản lý cũng đơn giản hơn. CBO là một công cụ mạnh bạn có thể sử dụng để tối ưu hoá ngân sách.
Làm cách nào để sử dụng các chỉ số facebook ad để tối ưu hoá và mở rộng chiến dịch
Biết được những chỉ số nào cần thiết và tối ưu hoá chúng là điệu cực kỳ quan trọng. Khi đó khả năng thích ứng nhanh chóng và mở rộng chiến dịch sẽ đơn giản hơn. Facebook sẽ tự phân bổ chi tiêu cho bạn, nhưng việc tối ưu như thế nào cho hiệu quả nhất là việc bạn cần làm. May mắn rằng quảng cáo Facebook hiện tại có thể được hỗ trợ bởi những công cụ báo cáo, quản lý, vận hành dễ dàng hơn.
Nếu bạn chưa thể tự lên chiến dịch quảng cáo Facebook một cách tốt nhất, hãy liên hệ HARA Agency. Chúng tôi cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo Facebook và giải pháp phòng marketing thuê ngoài toàn diện giúp doanh nghiệp bạn tang trưởng bền vững và thu lại lợi nhuận cao nhất.
Tìm hiểu thêm
- Quảng Cáo Trên Instagram có tốn phí không? Cách tiết kiệm tiền hiệu quả
- Cách liên kết Instagram với Facebook nhanh chóng, đơn giản
- Bảo vệ tài khoản bằng cách đổi mật khẩu Instagram định kỳ
- Hướng dẫn tải ảnh từ Instagram về máy tính và điện thoại [Update 2022]
- [Hướng Dẫn] cách xóa quảng cáo instagram mới nhất năm 2022